Bạn có khi nào quan sát hành vi của một đứa trẻ đối với việc chúng làm hàng ngày chưa? Lũ trẻ có thể chơi với bạn bè cả ngày không chán nhưng lại cần bố mẹ nhắc nhở liên tục để tiến hành học bài, hoặc chúng rất thích ăn đồ ăn vặt nhưng lại vô cùng miễn cưỡng khi ăn rau.
Chúng ta cũng vậy, và sau này khi lớn lên, hành vi ấy vẫn chẳng thay đổi là mấy, có nhiều lý do cho việc này, đôi khi chúng ta tự mình thay đổi để tạo ra điều gì đó khác việt, và những lần khác thì chúng ta thay đổi vởi tác động của bên ngoài như bố me, anh chị em, đồng nghiệp… đó là một sự mô phỏng khái quát cho khái niệm: Nội lực và Ngoại lực.
Khi một người hành động bằng nội lực, họ sẽ thấy những thứ họ làm thú vị và thỏa mãn với việc đó. Ngược lại khi dựa vào ngoại lực, họ sẽ hành động dựa vào một kết quả nào đó, chẳng hạn như được thưởng, tránh bị phạt….
Ở bài viết này, mình và các bạn sẽ cùng tìm hiểu về nội lực, ngoại lực , xem chúng ảnh hưởng tới ta như thế nào và làm sao để điều chỉnh chúng.
Nội lực là gì?
Theo như mình đọc và hiểu, thì nội lực là những gì xuất phát từ bên trong, giúp ta theo đuổi một hoạt động nào đó vì chúng mang lại cho ta cảm nhận được niềm vui. Mở rộng ra một chút, nội lực là bản lĩnh của mỗi người để theo đuổi mục tiêu,hoặc đối mặt với những khó khăn có thể gặp trong cuộc sống. Mỗi lần trải qua khó khăn, hoặt đạt được những thành quả nhất định thì nội lực sẽ tăng trưởng dần dần.
Một vài ví dụ về Nội lực:
- Theo đuổi một sở thích như vẽ tranh, cắm trại, lắp ráp vì đam mê , trong khi những người khác thấy đó chưa hẳn là điều cần thiết trong cuộc sống
- Học tập để tiếp nhận kiến thức thay vì nghĩ đến điểm số
- Chủ động nhận việc, trách nhiệm tại nơi làm để cải thiện kỹ năng mặc dù điều này chưa hẳn được người khác công nhận hoặc ưu ái.
Ngoại lực là gì ?
Khác với Nội lực, Ngoại lực sinh ra để khiến chúng ta hoàn thành một việc gì đó, mà việc đó có thể khiến chúng ta chưa hài lòng, nhưng giúp chúng ta đạt được những phần thưởng nhất định, hoặc đơn giản là đỡ bị phạt, tình trạng này rất hay gặp ở trong công sở, nhất là những thành viên làm lâu năm, thiếu định hướng.
Có một sự thật là, không phải tất cả những gì chúng ta làm đều mang lại cho chúng ta niềm vui, do cuộc sống, môi trường.. chúng ta làm những công việc chưa phù hợp với bản thân, lặp đi lặp lại và đơn điệu. Có thể đó là việc đi học mỗi ngày, hoặc đi làm từ thứ 2 đến thứ 7..v.v. Thông thường Ngoại lực thúc đẩy chúng ta hoàn thành những nhiệm vụ như vậy, để đổi là một tương lai về công việc ổn định, tiền bạc hoặc danh tiếng.
Ví dụ về Ngoại lực
- Làm việc một công việc bán thời gian để kiếm thêm tiền trong khi vẫn là một sinh viên
- Đến lớp thường xuyên không phải vì bài giảng sôi nổi mà để duy trì thành tích chuyên cần
- Đến văn phòng vào những ngày lười biếng để tránh bị cắt lương
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ trước thời hạn để được khen ngợi và ghi nhận
- Làm điều gì đó bạn không thích chỉ để tránh sự phán xét của mọi người
- Làm việc nhà để làm hài lòng cha mẹ trước khi yêu cầu họ điều gì đó
Có thể thấy Nội hay Ngoại lực cũng đều là phương thức để tăng hiệu suất của bản thân trong một hoạt động nào đó, và tất nhiên xét về điều này thì Nội lực có vẻ trội hơn, vậy có cách nào tăng hiệu suất công việc lên nữa không?
3 Nguyên tắc điều chỉnh hiệu suất bản thân
Daniel H.Pink đã viết trong cuốn sách “Drive: The Surprising Truth About What Motivates Us” về tình trạng phát triển nền kinh tế trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nơi mà có những phương pháp tạo động lực hiệu quả hơn. Tại đây ông đã đề suất 3 nguyên tắc để tăng năng suất: Tự chủ, làm chủ và mục đích. Mình sẽ nói sơ bộ về 3 nguyên tác này như sau:
- Tự chủ: đề cập đến khả năng sáng tạo, kiểm soát đối với bản thân chúng ta mà không bị ảnh hưởng bởi tác động nào từ bên ngoài, nó quyết định sự độc lập của chúng ta trong việc quyết định và lựa chọn hướng đi trong tương lai.
- Làm chủ: Chúng ta thực hiện hành động, hoạt động trong khả năng của bản thân mà không cần sự trợ giúp gì từ bên ngoài.
- Mục đích: Là sự khao khát được cống hiến, thể hiện ý nghĩa, vị trí của bản thân trong xã hội, đóng góp vào sự phát triển của xã hội ngoài bản thân.
Năng suất là kết quả tích lũy của ba nguyên tắc bên trên, Ở phần sau chúng ta sẽ khám phá thêm về các tác động của 2 loại động lực và cách chúng ảnh hưởng đến hiệu suất cá nhân.
Tập trung vào Nội lực hay Ngoại lực? Có lựa chọn thứ ba không?
Richard M. Ryan và Edward L. Deci trong một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: chúng ta thực hiện một việc gì đó, dù là dưới sự thúc đẩy của các nhân tố bên trong, hay bên ngoài thì nó cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tự nhiên của bản thân chúng ta.
Họ cũng kết luận rằng, nếu sự “Ham muốn kiểm soát” xảy ra quá mức, hoặc những thách thức quá cao,thiếu sự kết nối cũng sẽ khiến chúng ta làm việc kém năng suất, dễ xảy ra sai sót. Nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc.
Có thể thấy dù là Nội lực hay ngoại lực thì cũng đều cần sự hợp lý về 3 nguyên tắc: Tự chủ, Làm Chủ và Mục đích. Khi 3 nguyên tắc này được sử dụng hợp lý, nó sẽ là chìa khóa để tạo ra hiệu suất cao mà không gây mệt mỏi về thể chất hoặc tinh thần. Cho dù là ở trường, cơ quan hay bất kỳ vị trí nào khác. Nếu bạn đang là sếp cần thúc đẩy hiệu suất và sự tích cực thì bạn cần đảm bảo nhiệm vụ được giao phải có khả năng hoàn thành, được thúc đẩy theo hướng tích cực, nội lực, Ngoại lực hoặc kết hợp cả 2 đều sẽ tốt nếu nó không cản trở 3 nguyên tắc mà chúng ta đã đề cập ở phía trên.
Tôi có thể tạo động lực cho người khác không?
Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt, trước khi bạn muốn tạo động lực cho ai đó thì bạn cần hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của họ, từ đó định hướng, khuyến khích như một quá trình thúc đẩy sự tích cực trong tinh thần. Bạn cũng có thể xem một số gợi ý dưới đây :
- Mục tiêu khả thi: Nắm rõ năng lực để đưa ra mục tiêu trong khả năng của họ, việc đưa ra mục tiêu quá cao có thể sẽ khiến họ cảm thấy nản lòng hơn, gây khó khăn trong quá trình hình thành một tư duy tích cực
- Thách thức họ băng cách tăng dần độ khó: Khi bạn đã đánh giá được kỹ năng của 1 người, hãy giao cho họ những nhiệm vũ khó dần để họ được mở rộng khả năng
- Truyền cảm hứng: Nếu có thể hãy cho họ thấy một ví dụ thực tế từ chính bản thân bạn, khơi dậy sự hứng khởi trong nội tâm họ.
- Mối quan hệ tin cậy: Bạn chỉ có thể truyền cảm hứng khi bạn là người được họ tin cậy, vì vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy trở thành người mà họ có thể tin tưởng.
- Khen Thưởng: Hãy xây dựng một chế độ khen thưởng lành mạnh, để động viên, thúc đẩy họ một cách kịp thời (phù hợp trong môi trường công việc)
Lời kết
Cuộc sống mà, không phải lúc nào mọi thứ cũng dễ dàng, đôi khi bạn cần những động lực từ bên ngoài, những người nhìn thấy tiềm năng của bạn, những sự việc may mắn xảy ra với bạn giúp bạn rộng mở tới con đường thành công. Nhưng lưu ý: Không ai có trách nhiệm phải giúp đỡ bạn, vì thế đừng quá để tâm vào việc đó, hãy tự trau dồi năng lực, bản lĩnh của bản thân bởi động lực bên ngoài lớn tới đâu mà nội lực của bạn không đủ thì sớm hay muộn bạn cũng sẽ gục ngã trước những trở ngại. Bạn nhớ câu chuyện “Con Hổ có lá gan chuột nhắt” chứ?
Và bạn đừng quên, động lực nó không phải là mục tiêu của chúng ta, cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài, trên con đường đó chúng ta sẽ có rất nhiều cột mốc khác nhau, khi bạn có động lực mạnh mẽ, bạn sẽ bước đi nhanh hơn, kiên định hơn .
Chúc bạn có một hành trình hạnh phúc !
2 Bình luận
bài viết hay và ý nghĩa
Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình